VĂN HÓA-XÃ HỘI
KỶ NIỆM 91 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM (14/10/1930 – 14/10/2021)
13/10/2021 02:30:33

         

             1. Sự ra đời của Nông Hội đỏ, tiền thân của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay

Hội nghị lần thứ Nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong tháng 10/1930 tại Hương Cảng đã thông qua bản Luận cương chính trị. Tại Hội nghị quan trọng này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết về thành lập Tổng Nông hội Đông Dương và thông qua Điều lệ Tổng Nông Hội Đông Dương gồm 8 điều trong đó nêu rõ mục đích ''Thống nhất hết thảy Tổng Nông Hội Đông Dương để tranh đấu bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân và để thực hiện cách mạng thổ địa''

2. Hội Nông dân Việt Nam và cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc (1930 – 1945)

Ngày 20/3/1931, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị về vấn đề chỉnh đốn Nông hội đỏ, trong đó khẳng định vai trò to lớn của Nông hội trong cách mạng, giai cấp nông dân “là một lực lượng chính của cách mạng”.

Tháng 3/1937, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp, đề ra đường lối chính trị và phương pháp tổ chức mới, tên của các tổ chức quần chúng đều được thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Quyết định lấy tên Nông hội thay Nông hội đỏ.

''Nông hội từ nay gọi là Việt Nam Nông dân cứu quốc hội, Việt Nam Nông dân cứu quốc hội là một bộ phận của Việt Nam độc lập đồng minh; thu nạp hết thảy nông dân đến cả hạng phú nông, địa chủ muốn tranh đấu đuổi Pháp - Nhật''.

Năm 1941 - 1942, dưới sự lãnh đạo của Nông hội, nông dân đã đấu tranh chống thu thóc, chống nhổ lúa trồng đay, nhổ ngô trồng thầu dầu...Từ năm 1943, với khẩu hiệu ''Đoàn kết toàn dân đánh đuổi Nhật - Pháp''. Nông hội đã đưa nông dân tham gia vào các phong trào sôi nổi với những hình thức như biểu tình chống Nhật, vũ trang đánh Nhật… đưa cả nước hừng hực bước vào cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công.

Thành công vĩ đại của Cách mạng tháng Tám là một minh chứng cho tinh thần, khả năng và vai trò cách mạng to lớn của nông dân với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đồng thời, là một thắng lợi của sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng đối với các tổ chức của giai cấp nông dân, thể hiện sự gắn bó giữa Đảng với nông dân, nông dân với Đảng.

3. Giai cấp nông dân Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước (1945 - 1975).

Trong điều kiện chiến tranh ngày càng lan rộng với mức độ gay go ác liệt hơn, nhiệm vụ kháng chiến càng đòi hỏi phải động viên toàn thể nông dân tham gia trên tất cả các mặt trận. Đảng và Nhà nước ta chủ trương thành lập Ban Nông vận Trung ương, kiện toàn tổ chức ở cấp Trung ương.

Ngày 06/8/1949, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 02 – NQ/TW về việc thành lập Ban Nông vận Trung ương, gồm 6 đồng chí: Hồ Viết Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng làm Trưởng ban, Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Mạnh Hồng, Phạm Xuân Di, Trương Việt Hùng, Trần Đào.

Trong thư gửi Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vị trí, vai trò và tiềm lực lớn lao của giai cấp nông dân cả nước trong đấu tranh giành chính quyền và sự nghiệp kháng chiến. Hội nghị đã nhất trí thành lập Hội Nông dân cứu quốc Trung ương (sau đổi tên là Ban Liên lạc Nông dân toàn quốc).

Lần đầu tiên trong lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân Việt Nam, giai cấp nông dân có một tổ chức Hội ở cấp Trung ương, đáp ứng nguyện vọng của nông dân cả nước.

Ở miền Bắc

Với tinh thần ''Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng'', nông dân đã hăng hái tham gia "Phong trào thi đua ái quốc sản xuất lập công đề cao chiến sĩ'' do Đảng và Chính phủ phát động. Các cấp Hội nông dân đã tập trung vận động thực hiện các phong trào, như: xây dựng “Cánh đồng 5 tấn”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, phong trào thanh niên nông thôn lên đương tòng quân giết giặc, bảo vệ Tổ quốc…

Ở miền Nam

Phong trào đấu tranh chính trị của nông dân miền Nam diễn ra hết sức mạnh mẽ, quyết liệt. Các làng, xã chiến đấu được hình thành và phát triển.

Ngày 20/12/1960, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam đã họp tại căn cứ Bắc Tây Ninh, tuyên bố thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Ngày 21/4/1961, Hội Nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam chính thức được thành lập và là thành viên của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Sự ra đời của Hội là một mốc lịch sử đánh dấu sự phát triển của tổ chức nông dân, mà trên thực tế hàng ngàn cơ sở Nông hội cứu quốc ở các khu, tỉnh, huyện, xã đã được phục hồi trong thời gian Đồng khởi.

Thắng lợi của phong trào nông dân nổi dậy và cuộc tiến công chiến lược Xuân - Hè 1972 đã làm chuyển biến căn bản cục diện chiến tranh ở miền Nam và tiến tới "Tổng tấn công" mùa Xuân năm 1975 giành trọn vẹn thắng lợi, đất nước thống nhất, Nam - Bắc sum họp một nhà.

4. Hội Nông dân Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam được thành lập có ý nghĩa chính trị to lớn. Sau nhiều năm không có tổ chức Hội (ở miền Bắc) nay giai cấp nông dân cả nước có tổ chức thống nhất từ Trung ương xuống cơ sở.

Ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42 – QĐ/TW về việc đổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam.

Tại phiên họp ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị đã đồng ý lấy ngày 14 tháng 10 năm 1930 làm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam.

Hội Nông dân Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động có tính chất toàn quốc 5 năm một lần, như Hội thi Nhà nông đua tài; Hội nghị Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; Đại hội thi đua yêu nước và Biểu dương nông dân điển hình tiên tiến. Hàng năm Trung ương Hội tổ chức tôn vinh nông dân Việt Nam xuất sắc cả nước; tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu...

              Đến nay, Hội Nông dân Việt Nam đã qua 6 kỳ Đại hội

Kính thưa các Đ/C cán bộ đảng viên, hội viên, hội nông dân trong toàn xã; Năm 2021 Hội Nông dân xã Lê Hồng được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền địa Phương và Hội cấp trên, sự phối hợp chặt chẽ của UB MTTQ xã, các ban ngành đoàn thể chính trị - xã hội, Hội nông dân xã không ngừng tăng cường công tác tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên, hộ nông dân luôn có tư tưởng vững vàng, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và pháp luật của nhà nước, vận động nhân dân phát huy sức mạnh đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, phát huy tính sáng tạo, tự lực, tự cường góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế địa phương. Tham gia bảo vệ môi trường trong khu dân cư, ngoài đồng và những đoạn đường tự quản, xây dựng công tác văn hóa xã hội, AN-QP. Tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng làng, cụm dân cư văn hoá, tiết kiệm và lành mạnh hoá trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Tuyên truyền cho cán bộ, HV, hộ nông dân tăng cường phòng chống dịch COVID- 19, thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của cấp trên và BCĐ xã, hạn chế không tham ra các lễ hội đầu năm và thực hiện tốt 5K. Phối hợp MTTQ và các ban ngành đoàn thể tuyên truyền cho cán bộ, hội viên, hộ nông dân tự nguyện quyên góp tiền và hiện vật ủng hộ phòng chống dịch COVID -19. Ngoài ra còn nhiều hộ SXKD giỏi, hộ nông dân ủng hộ phong trào phòng chống dịch COVID - 19 và xây dựng NTM nâng cao . Hội Nông dân xã Lê Hồng thực hiện tốt 3 phong trào trọng tâm của hội, nâng cao chất lượng tổ chức hội, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Góp phần thực hiện thắng lợi cuộc bầu cử Quốc Hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 thành công tốt đẹp. Hội nông dân xã thường xuyên nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, hộ nông dân về ý thức chính trị, củng cố liềm tin, tuyên truyền thu hút đông đảo hộ nông dân vào hội, phấn đấu cuối năm 2021 tỷ lệ hộ nông dân vào hội đạt 95%. Xây dựng tổ chức hội, từ hội xã đến chi hội ngày càng vững mạnh. Tổ chức tốt ba phong trào thi đua của hội nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nông dân, trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn hướng hiện đại. Tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng, chính quyền và khối đại đoàn kết toàn dân. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần chỉ thị 05/CT và gắn với thực hiện NQ /TW 4 khóa XIII về công tác xây dựng Đảng.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ LÊ HỒNG - HUYỆN THANH MIỆN

Trưởng Ban Biên tập: Ông Bùi Văn Tiến - Chủ tịch UBND xã 

Địa chỉ: Xã Lê Hồng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 0220.353.6789

Hmail: lehong.thanhmien@haiduong.gov.vn

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 45
Tất cả: 47,707