TIN TỔNG HỢP KHÁC
Lê Hồng chủ động phòng chống rét và dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm.
22/01/2024 02:23:28

Thời gian qua thời tiết thường xuyên có biến động thất thường, mưa phùn, rét kéo dài, nhiệt độ xuống thấp đây là điều kiện rất thuận lợi cho mầm bệnh phát triển gây bệnh cho gia súc gia cầm của người dân trên địa bàn.

Lê Hồng hiện có trên 84 nghìn con gia súc, gia cầm: Trong đó đàn lợn là 3.700 con, đàn trâu bò có 400 con, đàn gia cầm thủy cầm có 80.000 con. Tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết mưa rét kéo dài là điều kiện để các dịch bệnh bùng phát: Đối với trâu bò, một số bệnh thường gặp tại thời điểm này như bệnh viêm phổi, hội chứng tiêu chảy hoặc có thể xảy ra các bệnh truyền nhiễm như tụ huyêt trùng, lở mồm long móng, cảm lạnh. Trên đàn lợn, một sô bệnh thường gặp như tai xanh, lở mồm long móng và hay gặp nhất là 04 bệnh đỏ (tụ huyết trùng, dịch tả, phó thương hàn, đóng dấu). Ở lợn con, lợn mới xuất chuồng hay mắc hội chứng tiêu chảy, viêm phổi, Ecoli. Trên đàn gia cầm có thể xảy ra một số bệnh như Tụ huyết trùng, bệnh Cúm, Hội chứng tiêu chày. Ở chó mèo hay xảy ra các bệnh như tiêu chảy, viêm ruột, đặc biệt có rất dễ xảy ra bệnh dại là bệnh truyền nhiễm có thể lây sang người và gia súc khác. Ở thời điểm này, khi bệnh xảy ra nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời nguy cơ bùng phát dịch bệnh sẽ rất cao nguyên nhân do mầm bệnh (vi khuẩn, virut) phát tán nhanh.

Nhằm chủ động phòng chống rét, và hạn chế dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, trong mùa đông năm nay, bà con nhân dân trên địa bàn đã và đang triển khai nhiều biện pháp với quyết tâm bảo vệ an toàn đàn vật nuôi, nhằm giữ ấm, phòng chống dịch hại gây ra trên đàn gia súc gia cầm.

Để chủ động bảo vệ đàn gia súc gia cầm Ban chăn nuôi thú y xã khuyến cáo bà con nhân dân cần áp dụng một số biện pháp như sau:

1. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng:

Là biện pháp đặt nên hàng đầu để nâng cao sức đề kháng cho con vật, chế độ ăn phải đảm bào đủ cả chất và lượng. Thông thường con vật bị đói, ăn uống khổng đủ chất lượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh, sức đề kháng yếu. Với trâu bò cần cân đối lượng thức ăn tinh và thức ăn thô xanh để cho con vật ăn đầy đủ. Bên cạnh chế độ ăn, cần đảm bảo đủ nước uống cho con vật, nước uống bổ sung một lượng muối nhất định, cần cho con vật uống nước sạch, nếu trong ngày nhiệt độ xuống thấp, trời lạnh cần cho con vật uống nước ấm.

2. Chủ động phòng bệnh bằng vắc-xin:

Đây là biện pháp bắt buộc để tạo miễn dịch chủ động cho con vật. Tiêm phòng đầy đủ theo hướng dẫn của cơ quan thú y, một số vắc-xin cần tiêm ngay tại thời điểm này và đảm bảo tiêm phòng định kỳ như với trâu bò tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng. Đàn lợn đảm bảo tiêm phòng các bệnh tai xanh, lở mồm long móng và bốn bệnh đỏ (tụ huyết trùng, dịch tả, đóng dấu, phó thương hàn). Lợn nái tiêm thêm vắc-xin leptospira, suyễn lơn, lợn con tiêm vác xin Ecoli. Với đàn gia cầm đảm bảo tiêm đầy đủ vác xin Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, đàn chó mèo tiêm phòng vác xin cại, care ...

3. Tăng cường kiểm tra, nâng cấp và vệ sinh chuồng trại:

Đây là biện pháp tuy đơn giản nhưng thực tế người chăn nuôi chưa chú trọng và thật sự quan tâm. Biện pháp này có tác dụng rất quan trọng nhằm loại trừ và hạn chế mầm bệnh sinh trưởng và phát triển. Trong những ngày này cần chú ý cố định chuồng nuôi cho thêm chắc chắn để tránh gió, bão làm đổ, gây tốc mái chuồng. Với những nơi chuồng nuôi có khả năng bị ngập úng kéo dài cần chủ động tìm nơi cao ráo để đưa gia súc gia cầm lên cao. Chú ý quét dọn rửa chuồng, khơi thông cống rãnh không để ứ nước đọng, lưu ý khi khâu này cần được làm thường xuyên hàng ngày. Sau khi vệ sinh xong phun thuốc sát trùng, một số loại thuốc sát trùng có hiệu quả cao, an toàn. Việc phun phòng tốt nhất là phun định kỳ, diện tích phun rộng cả khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh. Đối với các trang trại cần thực hiện tốt việc dùng các hố sát trùng và rắc vôi bột ngoài khu vực chuồng nuôi. Đối với các hộ còn nuôi ở trong gia đình cần lưu ý hệ thống thoát nước thải ra ngoài khu dân cư, tốt nhất cần có hệ thống bioga để bảo vệ môi trường chăn nuôi cũng như môi trường công cộng. Hiện nay có một số sản phẩm khử mùi hôi trong chuồng có tác dụng rất tốt để xử lý chuồng trại như sản phẩm FarmCleam, sử dụng 50g/10m2, nếu là hố ủ thì sử dụng 50g/m3, cách sử dụng là trực tiếp rắc trên nền chuồng hoặc trực tiếp vào hố ủ. Đây là biện pháp rất quan trọng nhằm làm trong sạch môi trường và ngăn chặn mầm bệnh..

4: Tăng cường giữ gìn vệ sinh môi trường:

Thực hiện tốt kế hoạch tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm tại địa phương đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm để tạo sự đồng thuận cao trong người dân. Đồng thời không vứt xác động vật đã chết ra nề đường, mương máng trên đường đi gây ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh lây lan trên đàn gia súc gia cầm.

Thưa quý vị và các bạn!

Trước tình hình thời tiết diễn biến khó lường trong thời gian tới, bà con nông dân cần thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu, đặc biệt là các đợt rét đậm rét hại để thông tin kịp thời có các biện pháp bảo vệ đàn gia súc, gia cầm. Ngoài ra, thường xuyên theo dõi, phát hiện sớm các bệnh thường xảy ra trong mùa đông như: bệnh viêm khớp, cước chân, viêm phổi, viêm đường hô hấp, đường tiêu hóa, bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng... để có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả, Với sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự chủ động chuẩn bị các điều kiện bảo vệ đàn gia súc, gia cầm của các hộ chăn nuôi tin tưởng rằng Lê Hồng sẽ làm tốt công tác bảo vệ đàn gia súc gia cầm năm 2024 theo kế hoạch đã đề ra.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ LÊ HỒNG - HUYỆN THANH MIỆN

Trưởng Ban Biên tập: Ông Bùi Văn Tiến - Chủ tịch UBND xã 

Địa chỉ: Xã Lê Hồng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 0220.353.6789

Hmail: lehong.thanhmien@haiduong.gov.vn

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 0
Tất cả: 0